Phía Tây Hà Nội được đề xuất làm trụ sở di dời của các Bộ nghành

0989345579

Phía Tây Hà Nội được đề xuất làm trụ sở di dời của các Bộ nghành

Đăng bởi Vũ Vân Anh

Theo đề án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, các trụ sở bộ ngành sẽ được di dời khỏi khu vực nội đô, một phần sẽ được chuyển tới khu vực Mễ Trì. Sở hữu nhiều ưu điểm đắt giá, đó là yếu tố  khiến cho khu vực phía Tây Hà Nội được lựa chọn làm trung tâm hành chính mới.

Yếu tố nào khiến khu vực phía Tây được lựa chọn để di dời trụ sở, bộ ngành?

Đề xuất di dời trụ sở bộ ngành ra khởi khu vực nội đô được VIUP đưa ra 3 phương án thực hiện. Phương án thứ nhất là đưa cả 12 bộ, ngành về khu vực Tây Hồ Tây trong khi đó, phương án thứ hai lại là di rời 12 bộ ngành về khu vực Mễ Trì. Và phương án cuối cùng đó là phân chia các bộ, ngành về cả hai khu vực.

Khu vực phía Tây nói chung và Mễ Trì nói riêng được lựa chọn trở thành nơi để di rời các trụ sở, ban ngành chứng tỏ sức hút và tiềm năng hấp dẫn của khu vực này. Trong hơn 10 năm qua, khu vực phía Tây đã có sự thay đổi nhanh chóng, từ vùng ngoại ô kém phát triển vươn lên trở thành một trung tâm hành chính – kinh tế – văn hóa hàng đầu của Thủ đô với lượng dân cư kéo về sinh sống và làm việc ngày một tăng lên.

Hạ tầng phía Tây thủ đô

Sở hữu diện tích đất rộng lớn, mặc dù đang được quy hoạch xây dựng khá nhiều nhưng nhìn chung, quỹ đất tại khu vực phía Tây vẫn còn rất lớn, chưa được khai thác hết. Chính bởi vậy, nếu như các trụ sở, bộ ngành được về khu vực Mễ Trì thì bình quân mỗi cơ quan sẽ có diện tích rộng khoảng 1,8 – 3 ha, trong khi đó khu vực Hồ Tây chỉ đáp ứng được từ 1,6 – 2ha/cơ quan. Bên cạnh phần đất riêng cho các cơ quan, bộ ngành thì nơi đây vẫn còn khá nhiều diện tích để có thể tận dụng xây dựng hồ điều hòa, nhà khách, công viên cây xanh,…

Khu vực phía Tây cũng được đánh giá là có hạ tầng cơ sở hoàn thiện đồng bộ hiện đại với nhiều trục đường huyết mạch như Đại lộ Thăng Long, đường Trung Văn kết nối Mễ Trì – Mĩ Đình, đường Tố Hữu – Lê Văn Lương, đường Lê Quang Đạo,đường vành đai 3, đường vành đai 3,5 và đặc biệt là hệ thống các tuyến đường sắt đô thị đang trong quá trình xây dựng,.. mang lại sự thuận tiện di chuyển đến bất cứ nơi đâu trong nội thành cũng như khu vực ngoại ô hay các tỉnh thành lân cận.

Một số các trụ sở ban ngành hiện cũng đã được di dời về khu vực phía Tây có thể kể tới như Bộ Nội Vụ, Bộ Tài Nguyên Môi Trường, Bộ Công An…

Trụ sở Bộ Công An

Hạ tầng phía Tây dường như phát triển, thay đổi theo từng ngày. Chắc chắn rằng với việc di dời các trụ sở, bộ ngành về khu vực phía Tây không chỉ là bước quy hoạch đô thị cần thiết của Thủ đô Hà Nội mà đối với riêng thị trường bất động sản, đây chính là một dấu hiệu đáng mừng với tiềm năng tăng giá nhà đất nhanh chóng tại khu vực này trong thời gian sắp tới.

Mở ra một diện mạo mới cho phía Tây Thủ đô, đây sẽ là “sức hút” mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư bất động sản khu vực nơi đây cũng như khẳng định vị thế trung tâm hành chính mới của mình.

Minh Anh

Theo tayhanoi.vn 

Ý kiến bình luận

Tin tức liên quan